1900 0224
CÔNG NGHỆ IIOT TRONG CHUYỂN ĐỔI NHÀ MÁY THÔNG MINH
CÔNG NGHỆ IIOT TRONG CHUYỂN ĐỔI NHÀ MÁY THÔNG MINH

Thị trường IIoT Việt dự kiến sẽ tăng trưởng vào năm 2025. Theo Cisco, có hơn 50% công ty ở Việt nam tham gia khảo sát đánh giá công nghệ IIoT là một trong những công nghệ hàng đầu có tác động đến tương lai kỹ thuật số doanh nghiệp và cũng đã có nhiều công ty áp dụng công nghệ IIoT.

Công nghệ IIoT

Industrial Internet of Things - IIOT - là tập hợp cảm biến, công cụ và thiết bị được kết nối thông qua Internet với những ứng dụng công nghiệp, áp dụng trong một số ngành như sản xuất, hậu cần, dầu khí, giao thông vận tải, năng lượng, mỏ kim loại, cũng như các lĩnh vực công nghiệp khác.

Công nghệ này kết nối thiết bị với các công nghệ khác như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, AI. Từ đó chuyển đổi mô hình kinh doanh, cải thiện năng suất của quy trình công nghiệp, bên cạnh đó giảm thiểu được lãng phí trong quá trình sản xuất và vận hành.

Công nghệ IIoT

Giải pháp IIoT trong nhà máy thông minh

Các thiết bị được kết nối với nhau trong quy trình sản xuất sẽ thay thế con người, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho ngành sản xuất:

Giám sát điều khiển từ xa: Nhờ vào các thiết bị IoT đó mà chúng ta không cần phải có mặt tại hiện trường, chúng cho phép giám sát các quá trình công nghiệp và cấu hình thiết bị tập trung. Giải pháp giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn những hoạt động sản xuất, tiết kiệm được chi phí vận hành, đảm bảo chất lượng, đặc biệt khi phải vận hành nhiều nhà máy ở các địa điểm khác nhau.

Tối ưu hiệu suất thiết bị và dự đoán bảo trì: Việc thu thập dữ liệu từ các cảm biến (Nhiệt độ, số vòng quay, áp suất, điện áp,..) đồng thời kết hợp với các dữ liệu liên quan đến lịch sử hoạt động, bảo dưỡng, kế hoạch hoạt động,.. do đó hệ thống dự đoán được sự cố hoạt động rồi từ đó lên lịch bảo trì phù hợp với kế hoạch hoạt động để các nhóm dịch vụ khắc phục, hạn chế rủi ro những thiết bị bị dừng đột ngột. Bên cạnh đó còn tối ưu được thời gian hoạt động của thiết bị.

Xây dựng mô hình bản sao: Mô hình bao gồm các dữ liệu thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, giúp doanh nghiệp có thể mô phỏng nhiều quy trình, tiến hành thử nghiệm, phát hiện các vấn đề và đưa ra phương án khắc phục mà không ảnh hưởng đến tài sản thực tế.

An toàn lao động được đảm bảo: nhờ vào thiết bị cá nhân thông minh, mà phát hiện được sự cố, theo dõi sức khỏe cá nhân, xác định khoảng cách với máy móc không đủ an toàn, phát hiện rò rỉ khí gas,.. Giúp nhà máy phát hiện sự cố nhanh và có giải pháp kịp thời.

công nghệ IIot

Chiến lược thực hiện IIoT trong nhà máy thông minh

công nghệ IIoT

Các bước để chuyển đổi nhà máy trở thành nhà máy thông minh

Đánh giá hiện trạng: khảo sát tình hình hệ thống, quy trình công nghiệp đang áp dụng và các vấn đề của hệ thống đang gặp phải của nhà máy. Tùy vào từng ngành nghề khác nhau, do đó mức độ tự động hóa của các thiết bị có thể không cao, bị hạn chế trong việc truy cập dữ liệu hoặc không tuân theo những giao thức phổ biến gây khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng công nghệ IIoT.

Xác định mục tiêu: Các doanh nghiệp sản xuất cần ưu tiên giải quyết các bài toán như là thu thập dữ liệu, giám sát hoạt động của nhà máy theo thời gian thực. Sau đó có thể phát triển các bài toán khác như tối ưu hoạt động, dự đoán bảo trì,..

Tìm kiếm đối tác giải pháp: Doanh nghiệp cần tìm đối tác và giải pháp công nghệ phù hợp để có được phương pháp giải quyết phù hợp. Ngoài ra chi phí và hiệu quả của giải pháp cần được đánh giá tổng thể.

Thử nghiệm và triển khai: giai đoạn thử nghiệm rất cần thiết đối với doanh nghiệp để đánh giá được tính khả thi của công nghệ. Sau khi thử nghiệm thành công, doanh nghiệp có thể triển khai giải pháp trên diện rộng, áp dụng với nhiều bộ phận khác nhau.

Công nghệ IIoT - yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất.

Xem thêm: Những điều cần biết về cảm biến IIoT