1900 0224
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG (EMS)
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG (EMS)

Khoa học đã chỉ ra rằng việc con người tạo ra các loại khí nhà kính, chẳng hạn như carbon dioxide, quyết định mức độ tổng thể của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Giảm lượng khí thải nhà kính là chìa khóa trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc. Do đó, các chính phủ trên khắp thế giới đồng ý cố gắng đạt Net Zero vào năm 2050 như một phần của Thỏa thuận Paris, được ký kết vào năm 2014.

net-zero-2050

Net Zero là gì ?

Net Zero hay "Phát thải ròng bằng 0", là một mục tiêu môi trường nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính (như CO2, CH4, N2O) do con người gây ra xuống mức cân bằng với khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ khí thải của Trái Đất, đến mức mà tổng lượng khí thải ròng được giảm xuống bằng không.

Net Zero là một mục tiêu tham vọng lớn, đòi hỏi tổ chức hoặc doanh nghiệp cắt giảm lượng khí thải carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ, từ nguồn cung đến người tiêu dùng cuối cùng.

Tại Hội nghị COP26 của Liên Hợp Quốc diễn ra vào năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam sẽ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Tầm quan trọng của Net Zero với doanh nghiệp

Chính phủ sau khi cam kết Net Zero với thế giới đã kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia vào thực hiện mục tiêu chung của quốc gia. 1912 doanh nghiệp phát thải lớn phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và xây dựng kế hoạch giảm phát thải trong những năm tới.

Áp lực phải xanh hơn, sạch hơn từ các khách hàng cũng khá lớn. Điển hình là nhiều khách hàng từ EU rất coi trọng việc truy dấu vết carbon trên sản phẩm. Như vậy, các nhà cung cấp phải thực hiện kiểm kê carbon và giải pháp giảm dấu vết carbon trên sản phẩm của mình.

Đi song phương với áp lực đó cũng là cơ hội lớn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận vì giá trị thương hiệu tăng khi đưa hàng ra thị trường quốc tế và có thể thâm nhập các thị trường có giá trị cao hơn.

Một lợi ích lớn khác từ việc công ty tuân thủ các quy định về môi trường và xã hội là doanh nghiệp có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Để hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero thì chìa khóa đầu tiên đó chính là phải quản lý được việc tiêu thụ năng lượng và phát thải của doanh nghiệp. Phần mềm EMS (Energy management system) sẽ giúp việc quản lý năng lượng cho nhà máy sản xuất trở nên trực quan và dễ dàng hơn.

Hệ thống quản lý năng lượng - EMS là gì ?

EMS là một hệ thống giúp người dùng giám sát tình trạng tiêu hao năng lượng và phân tích nguyên nhân gần như ngay lập tức. Sau đó giúp tối ưu hóa hoạt động của thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và phân tích mức tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị hoặc hệ thống hướng tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

EMS có chức năng gì?

Chức năng giám sát

  • Hiển thị các thông số chính của hệ thống (điện áp, tần số, công suất…)
he-thong-quan-ly-nang-luong-ems
Hệ thống quản lý năng lượng - EMS
  • Giám sát giá trị hiện tại các thông số năng lượng trên theo thời gian thực.

he-thong-quan-ly-nang-luong-ems
Hệ thống quản lý năng lượng EMS
ems

  • Hiển thị lịch sử thay đổi thông số năng lượng.

he-thong-quan-ly-nang-luong-ems
Hệ thống quản lý năng lượng EMS
  • Giám sát và trích xuất các cảnh báo của hệ thống năng lượng.

Chức năng quản lý

  • Xuất và gửi email định kỳ các báo cáo năng lượng hàng ngày, tuần, tháng, khoảng thời gian.
  • Xuất biểu đồ lịch sử thay đổi thông số năng lượng (excel, CSV..)

Các vấn đề của phương pháp quản lý thủ công

  • Không biết được hiện trạng chi tiết sử dụng năng lượng của hệ thống;
  • Không tin cậy, không liên tục & không kịp thời khi các số liệu ghi bằng phương pháp thủ công (nhân công quan sát ghi lại);
  • Không tính được hiệu suất tiêu hao năng lượng trên đơn vị sản phẩm;
  • Không biết được hiệu suất chuyển đổi năng lượng của các thiết bị phụ trợ (Máy nén khí, Lò hơi, Chiller…);
  • Không đưa ra cảnh báo kịp thời và các giải pháp khắc phục khi có các sự cố khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hiệu quả mang lại từ Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng (EMS)

  • Chức năng thông minh sẽ tự động dự báo nhu cầu năng lượng (cho điều hòa không khí, chiếu sáng, v.v…) trong hệ thống của ngày hôm sau từ hồ sơ ghi chép nhu cầu trong quá khứ.
  • Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm chi phí vận hành bằng cách tích hợp kiểm soát của nhiều hệ thống, chẳng hạn như hệ thống cung cấp điện năng, hệ thống tạo nhiệt và hệ thống lưu trữ điện, …

Lợi ích của hệ thống quản lý năng lượng

  • Khả năng quản lí và giám sát được nâng cao đáng kể, hệ thống giám sát quản lí năng lượng (EMS) sẽ hỗ trợ quản lí toàn diện và chi tiết nhất.
  • Tính chính xác luôn được đảm bảo.
  • Có thể tích hợp với các hệ thống SCADA hiện có của công ty;
  • Giảm thiểu chi phí vận hành của hệ thống năng lượng.

>>> Xem Thêm: ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

………………………………..

THÔNG TIN LIÊN HỆ  

Công ty TNHH Hệ thống Tự động Đại Dương Mới   

Website: New Ocean Automation System 

Hotline: 1900 0224  

Email: customercare@new-ocean.com.vn