Một trong những nguyên do khiến ngành công nghiệp hóa chất (CNHC) gần như là ngành công nghiệp chủ đạo. Đối với bất kì nền kinh tế nào trên thế giới là sự đa dạng về sản phẩm. Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật & sản xuất. Dễ dàng khai thác thế mạnh tài nguyên về khoáng sản, dầu khí. Thậm chí là các sản phẩm, phế thải công - nông nghiệp.
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm chúng ta sử dụng khoảng 9 triệu tấn hóa chất. Tuy nhiên, so với các quốc gia phát triển tại khu vực Đông Nam Á. Năng lực sản xuất của chúng ta vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính đến từ công nghệ lạc hậu, thiếu trang thiết bị an toàn. Bên cạnh đó biện pháp xử lí chất độc hại còn kém hiệu quả và năng suất lao động chưa cao.
+ Xu hướng tự động hóa nhà máy là việc áp dụng hệ thống tự động sản xuất hoàn toàn bởi máy móc. Có một phần quản lí hệ thống được can thiệp bởi con người. Tại Việt Nam, hệ thống máy móc kỹ thuật đang chỉ ở mức trung bình khá so với các quốc gia trong khu vực. Điều này dẫn đến năng suất và sản lượng hàng hóa vẫn còn khiêm tốn. Để cải thiện tình trạng trên. Các doanh nghiệp Việt cần chú trọng tìm hiểu và xây dựng các mô hình nhà máy CNHC tự động hóa.
+ Xu hướng số hóa (Digitalization trend) hiện đang dẫn đầu trong tất cả các ngành công nghiệp chính, đặc biệt là công nghệ hóa chất. Công nghệ này sẽ giúp các công ty hóa chất nắm bắt dữ liệu quan trọng. Từ đó đạt được sản lượng mong muốn với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, việc lên lịch bảo trì phòng ngừa để giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động. Tạo điều kiện lập kế hoạch tồn kho chính xác để ngăn chặn tình trạng hết hàng.
+ Giải pháp IoT (Internet of things) có khả năng thu thập dữ liệu theo thời gian thực về các thông số quy trình. các trạng thái hàng tồn kho, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất,... Với khả năng tiên tiến này, một lượng lớn dữ liệu có thể được sử dụng. Cũng như với các thuật toán phức tạp để mô phỏng, dự đoán và đề xuất nhu cầu bảo trì cho hệ thống máy móc. Giúp tối ưu hóa thời gian hoạt động, cải thiện hiệu suất hoạt động, và kéo dài tuổi thọ.
+ Công nghệ nano (Nanotechnology) luôn đi song hành với các hoạt động của công nghiệp hóa chất. Bởi một số lĩnh vực của công nghệ nano hoạt động từ các hóa chất thiết yếu. Công nghệ nano được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo. Một công nghệ then chốt của thế kỷ 21, giúp sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao với chi phí rất thấp.